Gia sư Tiếng Nhật

Tư vấn học TIẾNG Nhật

Hotline: 090 333 1985 - 09 87 87 0217

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

Tìm hiểu về ngôn ngữ Nhật


Tâm sự với gia sư tiếng Nhật một số bạn học viên mới học tiếng Nhật cảm thấy hơi sốc, bởi vì nó khác Tiếng Việt nhiều quá. Có thể kể đến vài điểm sau đây:

Bảng chữ cái: Tiếng Nhật có 2 bảng chữ cái: Hiragana (chữ thuần Nhật あ う い え お。。。) và Katakana (chữ dùng để viết những tiếng du nhập từ nước ngoàiア ウ イ エ オ 。。。)và thêm khoảng 3000 từ chữ Hán thông dụng (còn gọi là Kanji). Để thuộc bảng chữ cái, chúng ta mất khoảng một tuần.

Ngữ pháp: Ngược với tiếng Nhật và tiếng Anh. Ví dụ: “Tôi thích hoa” trong tiếng Nhật là “Tôi hoa thích” nên các bạn mới học sẽ thấy hơi ngượng.

Phát âm: Tiếng nhật phát âm khá dễ dàng (viết thế nào nói thế đấy), nhưng để nói tiếng Nhật hay thì phải chú ý đến âm điệu. Có một số từ viết giống nhau nhưng chỉ hơi thay đổi ngữ điệu là thành từ khác nhau. Ví dụ あめ (đọc là a me) nếu lên cao ở chữ đầu tiên thì là Keo, còn lên cao ở sau thì là Mưa.

Người Việt Nam có lợi thế học tiếng Nhật vì trong tiếng Nhật có Kanji là chữ có nguồn gốc từ Trung Quốc mà trong tiếng Việt cũng có nhiều từ tiếng Hán nên có nhiều từ phát âm giống tiếng Nhật như từ Thái độ tiếng Nhật là “tai do”, từ ý kiến tiếng nhật là “i ken”, luyến ái thì là “ren ai” Và như thế việc học tiếng Nhật trở nên thú vị.

Tiếng nhật mượn khá nhiều từ của tiếng Anh, tuy nhiên phiên âm khác đi một tí. Ví dụ class = ku ra su, max = ma su, nên người Nhật nói tiếng Anh cảm giác rất cứng.


1. Khó khăn

Chi phí
Tuy nhiên, những sinh viên du học tự túc mà không nhận được sự hỗ trợ kinh tế nào sẽ phải xây dựng một kế hoạch tài chính cụ thể để có thể theo học đến cùng. Cần nghiên cứu kỹ học phí, sinh hoạt phí tốn bao nhiêu, tránh lập kế hoạch với lối suy nghĩ đơn giản là sẽ lấy học bổng hay tiền đi làm thêm ở nơi du học để trang trải mọi chi phí.

Học phí của các trường đại học quốc lập không phân biệt theo ngành học, do Chính phủ quy định và bằng 60% mức học phí trung bình của các trường tư lập. Tại các trường tư lập, mức học phí rất khác nhau theo trường và ngành học. Ngoài tiền học phí, trong năm đầu tiên, sinh viên còn phải trả một khoản tiền nhập học trung bình vào khoảng 280.000 yên.

Học phí của các trường trung cấp rất khác nhau, tùy theo ngành học. Nhìn chung, không có sự khác biệt quá lớn với các trường đại học. Tại các trường tư lập, mức chi phí cho năm thứ nhất từ 981.000 yên (ngành gia chánh) đến 1.388.400 yên (ngành kỹ thuật y tế). Học phí tại trường tiếng Nhật cũng dao động trong một biên độ khá lớn như sau.

Chi phí sinh hoạt tại các thành phố lớn như Tokyo, Osaka là rất cao trong khi tại các địa phương có thể thấp hơn và cuộc sống cũng thoải mái hơn. Ngoài những chi phí này, nếu bạn phải tự lo toàn bộ sinh hoạt, chi phí để ổn định cuộc sống ban đầu tại Tokyo bao gồm thuê nhà, mua sắm nội thất... là khoảng 300.000 yên.Con số trung bình phản ánh mức độ đắt đỏ của sinh hoạt tại Nhật Bản, nhưng cũng không phải không có cách tiết kiệm. Vấn đề là làm sao chi tiêu hợp lý để đảm bảo được yêu cầu số một là học tập. Bảng sau là chi phí sinh hoạt tối thiểu theo kết quả điều tra của thành phố Tokyo.

Ngôn ngữ

Một khó khăn thứ hai là hàng rào ngôn ngữ. Tiếng Anh khá thông dụng tại bậc sau đại học nhưng ở bậc đại học, trừ một số chương trình quốc tế, các bài giảng và tài liệu đều dùng tiếng Nhật.

Ngoài ra, tiếng Nhật còn được dùng ở hầu hết các hội thảo khoa học và các tạp chí trong nước. Tiếng Nhật cũng sẽ cần thiết cho bạn trong đời sống sinh hoạt do khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ của người Nhật không cao. Mặc dù vốn từ Hán Việt có thể giúp chúng ta nắm bắt nhanh hơn hệ thống ký tự Kanji và từ vựng, nhưng tiếng Nhật vẫn là một ngoại ngữ khó học đối với người Việt. Để có thể nhanh chóng hoà đồng và bắt nhập với cuộc sống học tập tại Nhật Bản, bạn cần nỗ lực để tự chuẩn bị vốn tiếng Nhật cho mình.

Những sinh viên theo học các khoá học quốc tế sau đại học sẽ học ngay vào chương trình thạc sĩ hoặc tiến sĩ bằng tiếng Anh nên môi trường và điều kiện học tiếng Nhật là rất hạn chế. Những sinh viên bậc học này nhưng có thời gian một năm làm nghiên cứu sinh (Research Student - Kenkyusei) có thể tham dự các khoá học tiếng Nhật ngắn hạn và nếu kiên trì, có thể đạt tới trình độ giao tiếp được bằng tiếng Nhật trong sinh hoạt hàng ngày.

Với sinh viên bậc đại học thì ngoại trừ một số ít các khoá học quốc tế, đều phải học tiếng Nhật tập trung trong thời gian một năm tại các khoá dự bị đại học. Sinh viên cao đẳng và trung cấp cũng phải theo các khoá học tương tự. Trường hợp bạn muốn tự chuẩn bị tiếng Nhật tại Việt Nam thì phải tiến hành rất sớm và thử sức qua kỳ thi năng lực tiếng Nhật tổ chức hàng năm. Nói chung, bạn phải đạt được chứng chỉ tiếng Nhật cấp 1 mới có thể đảm bảo tiếp thu được nội dung học tại các trường đại học và cao đẳng.

Những yêu cầu về du học Nhật Bản đã được nới lỏng trong vòng khoảng 5 năm trở lại đây để tạo điều kiện dễ dàng hơn cho du học sinh, nhưng vẫn còn rắc rối. Những thủ tục phải làm khi sinh hoạt và học tập tại Nhật Bản cũng gây không ít phiền phức cho các du học sinh. Cho đến nay, Nhật Bản vẫn chưa có được một chính sách đồng bộ và cởi mở để tiếp nhận du học sinh. Những khó khăn trong điều kiện tiếp nhận làm số trường đại học tích cực trong việc thu hút sinh viên quốc tế chưa nhiều. Việc thiếu thông tin và các cơ sở cung cấp dịch vụ du học cũng làm cho du học Nhật Bản trở nên càng khó tiếp cận đối với sinh viên Việt Nam.

2. Thuận lợi

Trình độ giáo dục cao

Điểm hấp dẫn nhất của du học Nhật Bản là môi trường sư phạm - nơi cung cấp cho bạn cơ hội tiếp cận với kỹ thuật và khoa học tiên tiến. Các trường đại học Nhật Bản đào tạo rất nhiều lĩnh vực chuyên môn. Dù trong lĩnh vực điện tử, văn hoá Nhật Bản hay quản trị kinh doanh quốc tế, sinh viên du học tại Nhật Bản đều có thể tìm thấy những chuyên ngành mà mình quan tâm. Dù có nhiều cách đánh giá khác nhau, các trường đại học hàng đầu của Nhật Bản hiện vẫn có chất lượng đào tạo cao tại châu Á.

Nền văn hoá mang nhiều nét tương đồng


Văn hoá và xã hội Nhật Bản hiện đại là sự hoà nhập giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại, giữa Đông và Tây. Sự tương đồng trong văn hoá Nhật Bản và Việt Nam giúp bạn nhanh chóng hoà nhập, trong khi sự khác biệt cho bạn một cái nhìn mới mẻ. Việc tiếp cận và học hỏi từ văn hoá và con người Nhật Bản sẽ mang lại nhiều cơ hội cho bạn trong công việc sau khi du học.
Like This Article ? :

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.