Gia sư Tiếng Nhật

Tư vấn học TIẾNG Nhật

Hotline: 090 333 1985 - 09 87 87 0217

Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2016

Trợ động từ trong tiếng NHẬT

Hôm nay hãy cùng Giasutiengnhat học về trợ động từ trong tiếng Nhật nào các bạn ơi!!! Trợ từ và trợ động động từ là hai định nghĩa hoàn toàn khác nhau đó nhé, mình tin sau bài học hôm nay các bạn sẽ phân biệt được rõ ràng.

Định nghĩa
Trợ động từ là những từ KHÔNG có khả năng tồn tại độc lập, được sử dụng đi kèm với một từ khác và bổ sung ý nghĩa phán quyết chủ quan của người nói đối với hiện thực khách quan được phản ánh trong câu.

Theo nghiên cứu, có tất cả 18 trợ động từ với nhiều ý nghĩa:れる、られる、せる、させる、ない、ぬ(ん)、う、よう、まい、たい、たがる、た(だ)、ます、そうd、らしい、ようだ、だ、です。

Đặc điểm cú pháp 

a. Trong số các trợ động từ có những trợ động từ biến đổi hình thái và có những trợ động từ không biến đổi

Nhóm biến đổi hình thái, gồm có: れる、られる、せる、させる、ない、ぬ(ん)、たい、たがる、た(だ)、ます、そうだ、らしい。ようだ、だ、です
Trong nhóm có biến đổi hình thái lại chia ra thành các nhóm

Biến đổi theo quy tắc động từ: れる、られる、せる、させる
Biến đổi theo quy tắc tính từ đuôi i/na: たい、ない、らしい、そうだようだ、だ
Biến đổi đặc biệt: ます、です、た(だ)、ぬ(ん)
Nhóm không biến đổi hình thái, gồm có:  う、よう、まい

b. Với chức năng bổ sung ý nghĩa, trợ động từ thường đứng ở cuối câu, sau động từ, danh từ mà chúng phụ nghĩa. 
Ví dụ:

鈴木君が転勤するらしいね。
Câu (1) có thể tách ra làm 2 phần như sau:

Phần 1:           鈴木君が転勤する

Phần 2:            らしい (thể hiện sự phán đoán của người nói)

ね (thể hiện sự xác nhận đối với người nghe)

Phần 1 là một hiện thực khách quan mà người nói nêu ra và được gọi là phần vật liệu. Phần 2 là phần biểu thị thái độ của người nói đối với phần vật liệu đó và được gọi là phần trình bày quan điểm.

Phần trình bày quan điểm này đi với vị ngữ ở cuối câu và tạo thành câu nhờ có yếu tố vật liệu bao hàm bên trong đó.

c. Một động từ, danh từ có thể có nhiều trợ động từ đi sau. 
Ví dụ như:

(2)       食べさせられたくなかったらしい。

Về trật tự của đa kết nối này, thường theo nguyên tắc trợ động từ có khả năng trình bày quan điểm yếu sẽ xuát hiện trước, trợ động từ có khả năng trình bày quan điểm mạnh sẽ lần lượt xuát hiện ở phía sau.

Các loại trợ động từ
Căn cứ vào ý nghĩa mà trợ động từ đem lại cho câu, có thể chia trợ động từ thành các loại sau:

 れる、られる Có ý nghĩa bị động, kính trọng, khả năng, tự phát, biến đổi theo quy tắc động từ và đứng sau động từ có hình thái chưa trọn vẹn.
Bị động:               (3)みんなから笑われる。

Kính trọng:          (4)先生が読まれる。

Khả năng:             (5)早く行かれる。

Tự phát :                (6)昔が忍ばれる。

 せる、させる Có ý nghĩa sai khiến, biến đổi theo quy tắc động từ và đứng sau động từ có hình thái chưa trọn vẹn
(7)彼に待たせる。

(8)弟に届けさせる。

ない、ぬ(ん)Có ý nghĩa phủ định, ない biến đổi theo quy tắc tính từ đuôi I, ぬ biến đổi đặc biệt, và đứng sau động từ hay trợ động từ biến đổi theo quy tắc động từ có hình thái chưa trọn vẹn.
(9) そこには行かない。 (sau động từ có hình thái chưa chọn vẹn)

(10) 彼女に待たせない。 (sau động từ và trợ động từ biến đổi theo quy tắc động từ có hình thái chưa trọn vẹn  )

Để phân biệt giữa ない là tính từ và ない là trợ động từ, ta thay ない bằng ぬ  , nếu làm thay đổi nghĩa thì đó là tính từ,còn không làm thay đổi nghĩa thì đó là trợ động từ.

(11)彼の部屋は汚くない。(tính từ)

(12)彼は部屋を汚さない。(trợ động từ)

う、よう Có ý nghĩa suy đoán, ý chí hay chào mời của người nói, có biến đổi hình thái đặc biệt, và đứng sau động từ, tính từ hay một số trợ động từ có hình thái chưa trọn vẹn.
Suy đoán:            (13)友達が多いと楽しかろう。 (sau động từ, tính từ)

(14) 彼は中学生だろう。(sau trợ động từ chưa trọn vẹn)

Ý chí:                   (15)毎日、文法を勉強しよう。(sau động từ, tính từ)

(16)人から感謝されよう。(sau trợ động từ chưa trọn vẹn)

Kêu gọi                (17)みんなで協力しよう。(sau động từ, tính từ)

(18)みんなにみせよう。(sau trợ động từ chưa trọn vẹn)

まいCó ý nghĩa suy đoán dạng phủ định hay ý chí dạng phủ định, không có biến đổi hình thái, và đứng sau động từ, tính từ hay một số trợ động từ có hình thái chưa trọn vẹn.
Suy đoán dạng phủ định:

(19)彼なら困難ことを姉妹(sau động từ, tính từ)

(20)彼女に運ばせまい。(sau trợ động từ chưa trọn vẹn)

Ý chí dạng phủ định:

(21)彼と話すまい。(sau động từ, tính từ)

(22) もう失敗は許されまい。(sau trợ động từ chưa trọn vẹn)

たい、たがる Có ý nghĩa mong muốn, たい biến đổi theo quy tắc tính từ đuôi I, たがる biến đổi theo quy tắc động từ, và đứng sau động từ hay trợ động từ biến đổi theo quy tắc động từ dạng liên dụng hình.
(23)彼女と話したい。(sau động từ)

(24)彼女に聞かせたい。(sau trợ động từ biến đổi theo quy tắc động từ dạng liên dụng hình)

ますCó ý nghĩa lịch sự, biến đổi đặc biệt và đứng sau động từ hay trợ động từ biến đổi theo quy tác động từ dạng liên dụng hình.
(25)本を読みます。(sau động từ)

(26)みんなに作らせます。(sau trợ động từ biến đổi theo quy tắc động từ dạng liên dụng hình)

た(だ)Có ý nghĩa quá khứ, hoàn thành, tồn tại, xác nhận, hình thái ngữ pháp biến đổi đặc biệt đứng sau động từ hay phần lớn trợ động từ dạng liên dụng hình.
Quá khứ:

(27)そこに行った。(sau động từ)

(28)そこにいきたかった。(sau trợ động từ dạng liên dụng hình)

Hoàn thành:

(29)ここに来たとき。このメガネを買った。(sau động từ)

(30)この本を読んだ。(sau trợ động từ dạng liên dụng hình)

Tình trạng hay bản chất:

(31)ずっと歩きつづけた。(sau động từ)

(32)ずっと歩きつづけさせれた。(sau trợ động từ dạng liên dụng hình)

そうだCó ý nghĩa đánh giá hay truyền đạt, có biến đổi theo quy tắc động từ. Khi biểu thị nghĩa đánh giá thì sẽ đứng sau động từ dạng liên dụng hình hoặc sau phần gốc tính từ đuôi i, tính từ đuôi na. Còn khi biểu thị nghĩa truyền đạt sẽ đứng sau động từ, tính từ dạng nguyên thể.
Đánh giá:

(33)雨が降りそうだ。

Truyền đạt:

(34)雨が降るそうだ。

らしいCó ý nghĩa ước lượng, biến đổi theo quy tắc tính từ đuôi I, đứng sau danh từ hoặc động từ, tính từ đuôi I dạng nguyên thể, thân tính từ đuôi na, trợ động từ dạng nghuyên thể, trợ từ.
(35)彼女たちは中学生らしい。(sau danh từ)

(36)彼らが作るらしい。(sau động từ dạng nguyên thể)

(37)  今度のテストは難しいらしい。(sau tính từ đuôi I dạng nguyên thể)

(38)風は呉だ穏やからしい。(sau thân tính từ đuôi na)

(39)今度の大会は来月に行われるうらしい。(sau trợ động từ dạng nguyên thể)

(40)最初はここかららしい。(sau trợ từ)

ようだCó ý nghĩa so sánh, minh họa, dự đoán, biến đổi theo quy tắc tính từ đuôi na, đứng sau trợ từ の hay động từ hoặc trợ động từ dạng ngắn.
So sáng:

(41)彼女はまるではなのようだ。(sau trợ từ の )

Minh họa:

(42)先生のような教育者になりたい。(sau trợ từ の )

Dự đoán:

(43)ここに誰か来たようだ。(sau động từ hoặc trợ động từ dạng ngắn)

だCó ý nghĩa khẳng định, biến đổi theo quy tắc tính từ đuôi na, đứng sau danh từ hay một số trợ từ.
(44)君は中学生だ。(sau danh từ)

(45)この選択が一番正しいのだ。(sau trợ từ)

ですCó ý nghĩa khẳng định lịch sự, biến đổi đặc biệt, đứng sau danh từ hay một số trợ từ.
(46) 君は中学生です。(sau danh từ)


(47) この選択が一番正しいのです。(sau trợ từ)

TRUNG TÂM TÀI NĂNG TRẺ

NHẬN DẠY TIẾNG NHẬT TẠI NHÀ

HOTLINE: 090 333 1985 - 09 87 87 0217 CÔ MƯỢT


Like This Article ? :

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.